PTHCT thời hiện đại Pháo_tự_hành_chống_tăng

Ngày nay, có rất nhiều phương tiện chiến đấu được sử dụng để chống tăng như trực thăng, máy bay phản lực...Tuy nhiên vẫn còn tồn tại các sư đoàn chống tăng sử dụng các loại xe tăng có tầm tác xạ cao cũng như các loại tên lửa đối đất.

Một tiểu đội NM142 của quân đội Na Uy

Các loại pháo chống tăng hiện đại đều sử dụng tên lửa chống tăng(ATGM), lắp ráp dựa trên khung tăng khác, đôi khi còn được lắp ráp dựa trên khung của một loại xe vận tải bọc thép(APC).Ví dụ điển hính nhất của loại này chính là M901 ITV(của quân đội Mỹ), NM142(của quân đội Na Uy)-cả hai loại đều được lắp ráp dựa trên khung xe thiết giáp M113.Một vài mẫu khác của Liên Xô được lắp ráp dựa trên khung xe do thám BRDM. Hai loại khác của Đức và Anh là FV438 Swingfire, FV102 Striker được lắp ráp trên khung xe chiến đấu HS 30, Marder IFV.

Quân đội Mỹ kết hợp sư đoàn chống tăng với một sư đoàn thiết giáp khác nhằm có thể bảo vệ một cách tốt nhất các sư đoàn chống tăng sử dụng tên lửa đối đất tấn công từ đằng xa.

Một chiếc Centauro tại Iraq

Quân đội ÝTây Ban Nha có chế tạo một số mẫu PTHCT di chuyển bằng bánh hơi, với pháo chính 105 mm, loại PTHCT có đặc điểm là di chuyển và phòng vệ rất tốt nhưng có nhược điểm là không thể tác xạ mục tiêu từ một khoảng cách xa.Một ví dụ điển hình về loại này chính là chiếc Centauro và hệ thống M1128.Các phiên bản sau được trang bị thêm thiết bị định hướng đầu đạn và có thể thay đạn tự động.Quân đội Canada có mua khoảng 114 chiếc Leopard I từ Đức và dự định thay thế số tăng này bằng hệ thống M1128 của quân đội Mỹ.Nhưng do lớp giáp của M1128 chỉ dày có 14.5 mm(dễ bị các loại bom đặt dưới đường đi phá hủy) nên quân đội Canada quyết định tiếp tục mua 100 chiếc Leopard II nữa từ Đức.